Thất bại lớn nhất cuộc đời của cha mẹ: Chu cấp đầy đủ cho con cái nhưng lại không dạy chúng “lòng biết ơn”

Thất bại lớn nhất cuộc đời của cha mẹ: Chu cấp đầy đủ cho con cái nhưng lại không dạy chúng “lòng biết ơn”

Mong muốn của mỗi bậc cha mẹ là cố gắng hết sức để cho con cái những điều tốt nhất và không để con cái trải qua những thiếu thốn mà cha mẹ chúng đã từng chịu đựng. Nhưng chúng ta càng trả nhiều tiền cho những thứ hữu hình thì càng dễ bỏ qua những thứ vô hình.

Hôm nay tôi đi đến bệnh viện để truyền dịch, đang ngồi đối diện với một cậu bé độ tuổi thiếu niên vừa chờ đến lượt vừa nghịch điện thoại. Người mẹ ở bên cạnh cậu ta, bế theo một bé nhỏ vài tháng tuổI, bà rất vất vả vừa bồng bé nhỏ vừa đút cơm cho cậu, từng muỗng từng muỗng một. Cậu bé cứ nhìn chằm chằm vào màn hình của điện thoại, và khi cơm đến, cậu mới chịu há miệng. Có thể trò chơi đến thời điểm quan trọng, cậu bé vẫy tay ra hiệu cho mẹ đừng đút cơm nữa, nhưng người mẹ cố nài nỉ con ăn thêm.

Vì chiếc thìa chặn màn hình khiến cậu bị mất lượt, cậu bé nổi điên, vừa hất tay mẹ vừa hét lên: “Tại mẹ mà gameover rồi, mẹ đi ra đi”. Cú đẩy khiến người mẹ mất thăng bằng và bà chỉ kịp ôm đứa bé trong lòng mà làm rơi hộp cơm xuống nền nhà.

Một phụ nữ đi ngang qua, chứng kiến được và nói: “Con ơi, mẹ con chăm em nhỏ với con đã khổ rồi, giờ con lại làm như vậy, con không thấy thương mẹ sao?” Người mẹ vội vàng giải thích do thằng bé đang bệnh, thấy khó chịu trong người nên mới vậy. Cậu bé này thân là con trai lại để mẹ còng lưng đút cơm rồi lớn tiếng với mẹ, thật đáng chê trách, người ngoài cuộc cảm thấy thật không ổn chút nào.

Những người mẹ cam chịu trong âm thầm, và không cam tâm chỉ trích con cái khi chúng phạm lỗi. Họ là người cha, mẹ vị tha và yêu thương con cái nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sự vị tha của cha mẹ được đáp lại bằng sự ích kỷ của trẻ.

Không có gì lạ khi một số người nói rằng nỗi buồn lớn nhất của cha mẹ là họ phải lo cho con cái có cuộc sống đủ đầy, nhưng họ không thể dạy những đứa trẻ biết ơn. Họ không dạy chúng rằng để có được tiền mua những bữa cơm ngon, những bộ quần áo đẹp hay những chiếc smartphone chúng đang chơi là do cha mẹ chúng tạo ra. Để có được tiền cho chúng, cha mẹ phải vất vả như thế nào, áp lực ra sao.

 

 

Con trai của đồng nghiệp, mới 11 tuổi, gần đây đã đòi cha mua cho một chiếc xe đạp leo núi nước ngoài mà cậu bé ao ước bấy lâu. Lúc đầu, anh muốn mua một chiếc xe đạp cho con, nhưng sau khi nghe người con trai nói thì anh hoàn toàn xua tan ý tưởng: “Bạn cùng lớp của con nói, cha đang lái một chiếc xe cao cấp như vậy mà lại không mua cho con một chiếc xe đạp nhập khẩu. Điều này có quá keo kiệt không cha?” Đồng nghiệp của tôi nghiêm túc nói với con trai: “Xe của cha là mấy năm cha cày mới có đó con. Trong tương lai, con cũng có thể tự kiếm tiền và mua một chiếc xe đạp mình thích.”

Mong muốn của mỗi bậc cha mẹ là cố gắng hết sức để cung cấp những điều kiện vật chất tốt nhất cho con cái và không để con cái lặp lại những đau khổ mà cha mẹ chúng phải chịu đựng. Nhưng chúng ta càng chi nhiều tiền cho những thứ hữu hình thì càng dễ bỏ qua những thứ vô hình.

Những người được gọi là cha mẹ là những người thường xuyên phải đối mặt với chuyện cơm áo gạo tiền, đôi lúc vừa vui vừa buồn, muốn có được một cái ôm từ con cái hay nói với con hôm nay cha mẹ mệt lắm nhưng không thể nói ra. Cha mẹ cho con cái tiền để mua những món chúng cần, chúng thích, họ coi đó là trách nhiệm, không cần con cái phải cảm ơn, báo đáp nhưng họ không muốn sống ở một hòn đảo mà con cái họ đã quên.

Vài ngày trước, một tài khoản mạng xã hội đăng tải đã chạm đến trái tim của vô số người. Trên tàu điện ngầm, một ông già nằm nghiêng trong vòng tay của con trai, giống như một đứa trẻ, ngủ thoải mái. Cha mẹ thèm muốn một câu hỏi han từ phía con, dù chỉ là câu hỏi đơn giản: “Cha/mẹ thấy trong người thế nào?”, họ cũng thấy còn một chút tình thân, đủ để an ủi trái tim cô đơn tuổi xế chiều.

Một người con trong trái tim còn chút lòng biết ơn cha mẹ sẽ sẵn sàng ở bên cạnh họ dù họ già yếu,sẵn sàng phụng dưỡng họ chu đáo vì cha mẹ anh ta đã dành cả đời để nuôi anh và đây là dịp để anh báo hiếu họ. Mong các bậc cha mẹ được con cái báo hiếu và phụng dưỡng.

 

Previous Post
Next Post

post written by:

0 Comments: