Mẹ càng “lười” 3 việc này, con càng thông minh giỏi giang, nhất là điều đầu tiên

Mẹ càng “lười” 3 việc này, con càng thông minh giỏi giang, nhất là điều đầu tiên

Đôi khi sự “lười biếng” của cha mẹ lại là điều may mắn dành cho trẻ, giúp trẻ trưởng thành hơn và thành công hơn trong tương lai.

 

Và tiến sĩ Kristyn tin rằng phương pháp “mẹ lười” sẽ tạo ra những đứa trẻ có “bản sắc riêng”, có được sự tự tin và học hỏi nhanh các kỹ năng giải quyết vấn đề. Do đó, bà khuyến khích các ông bố bà mẹ nên học theo những cách “lười biếng” sau đây:

1. Lười làm việc nhà

Trong suy nghĩ của nhiều cha mẹ, việc nhà như rửa bát, quét nhà, dọn phòng, giặt quần áo… chỉ là việc vặt vãnh. Và thay vì bắt con làm thì thôi mình làm luôn cho nhanh, nhất là khi mỗi lần nhìn “bãi chiến trường” mà con để lại sau khi phụ giúp cha mẹ.

Tuy nhiên, tiến sĩ Kristyn lại cho rằng đây chính là sai lầm phổ biến của các bậc phụ huynh. Bởi vì nếu bạn càng sợ con làm sai, làm bẩn, làm chậm chạp thì trẻ sẽ lại càng ỷ lại và thêm lười biếng. Thay vào đó, các cha mẹ nên “lười biếng” một chút, hãy sai con những việc lặt vặt như nhặt rau, quét nhà, rửa chén ngay từ khi con còn bé. Hãy tin tưởng, kiên nhẫn, và động viên để các bé có động lực phấn đấu và làm tốt hơn công việc được giao. Và chính trong quá trình làm những công việc tưởng như là vụn vặt này, trẻ sẽ rèn được tính độc lập, sự kiên nhẫn, và cách giải quyết vấn đề.

2. Lười dạy con học

Hình ảnh mỗi tối con cái ngồi học luôn có bố mẹ kề bên có lẽ không còn quá xa lạ đối với hầu hết gia đình. Các ông bố bà mẹ thay vì tự do làm việc của mình hay dọn dẹp nhà cửa thì lại cắt cử một người ngồi kèm con học bởi “nếu không ngồi bên cạnh, con sẽ chẳng chịu làm bài tập” hay “Để chúng nó ngồi học một mình thì có mà cả tiếng đồng hồ cũng không giải xong một bài toán”…
Song, cha mẹ nên hiểu rằng việc bạn cằn nhằn hay ngồi kè kè kế bên lại chỉ khiến trẻ cảm thấy buồn chán, thậm chí còn hình thành nên cảm xúc nổi loạn. Ngược lại, bạn chỉ cần đưa ra các quy tắc thưởng phạt phân minh đối với học. Đồng thời cho con cơ hội được chịu trách nhiệm đối với việc học của mình. Chẳng hạn như nếu con không làm xong bài tập, con sẽ bị cô giáo phạt… Có như thế, trẻ mới không chỉ có trách nhiệm hơn với việc học của mình mà còn rèn được tính tự kỷ luật.

3. Lười “lót đường” cho con

Sau con vừa chào đời, rất nhiều ông bố bà mẹ đã xây dựng sẵn một con đường để con đi. Không những dẹp hết mọi chông gai, mà cha mẹ còn trải sẵn thảm đỏ bằng cách đăng ký cho con mọi khóa học, từ các lớp học thêm trên trường cho đến học tiếng anh, toán… tại các trung tâm, hay tham gia các lớp học năng khiếu như vẽ, đàn, hát, nhảy, võ…

Trong suy nghĩ của các cha mẹ này, nếu không học, không mở đường cho con thì con mình sẽ bị tụt hậu so với những đứa trẻ khác. Và chỉ cần con đạt điểm không cao trong kỳ kiểm tra là đã lo lắng sốt vó.

Tuy nhiên, tiến sĩ Kristyn lại cho rằng chính sự chăm lo thái quá của cha mẹ đã ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Các con mất đi khả năng tìm tòi học hỏi, sự sáng tạo và trí tưởng tượng. Điều này ảnh hưởng không hề nhỏ đến tương lai của con.

Và chỉ có sự đồng hành, hướng dẫn con đưa ra các mục tiêu của mình và động viên con phấn đấu mới chính là phương thức tốt để cha mẹ có thể nuôi dạy nên một đứa con thông minh, sáng tạo, thích nghi và giải quyết vấn đề tốt.

Previous Post
Next Post

post written by:

Gardening

0 Comments: